0

Những điều cần biết về tầm soát ung thư

Tác giả: nhật nguyễn - đăng vào 15:38 ngày 19.10.2023
Sự phát triển của các bệnh nhân mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Vì vậy việc tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tầm soát ung thư và những thông tin cần thiết liên quan khác. 

1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư hiểu một cách đơn giản là phương thức khám bệnh nhằm phát hiện ra các mầm bệnh ung thư nguy hiểm đang ẩn chứa bên trong cơ thể. Được thực hiện bằng phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh, xét nghiệm và kiểm tra triệu chứng khác. Từ đó phát hiện kịp thời các bệnh ác tính đang “làm phiền” lên các bộ phận của cơ thể. 

2. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư

Ung thư là căn bệnh mà chắc hẳn không ai muốn mắc phải. Bởi vì tính nguy hiểm và khó chữa trị nên nó đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn với tất cả mọi người. Vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư mà nhiều người không hay biết. 

Vì vậy việc tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng, nó giúp mọi người phát hiện bệnh sớm hơn trước khi trở thành ác tính gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tham gia khám bệnh và kiểm tra cơ thể tối thiểu 1 lần mỗi năm. Nếu cơ thể chẳng may mắc phải bệnh ung thư nhưng được phát hiện sớm sẽ mang đến cơ hội chữa trị khả thi hơn và mang lại cơ hội đẩy nhanh bệnh tình ra khỏi cơ thể. 

Ngoài ra đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tầm soát ung thư cũng là cơ hội để họ kiểm tra lại sức khỏe. Chắc chắn rằng cơ thể vẫn đang khỏe mạnh và có bị di truyền bệnh từ người thân hay không. Qua đó điều chỉnh phương pháp sinh hoạt lành mạnh hơn, góp phần cải thiện cuộc sống.

3. Quy trình tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Ở bước này người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra các bước cơ bản trong quy trình rà soát ung thư. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ hỏi người bệnh về hồ sơ bệnh án, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. Từ đó đưa ra đánh giá thích hợp về các triệu chứng bất thường mà người bệnh đang cảm thấy. Đó có thể cơ thể có đang thấy không ổn ở đâu không? Cảm thấy đau ở vị trí nào?...). Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định những phương thức tầm soát phù hợp dựa trên kết quả khám lâm sàng. 

4. Các bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do ung thư tại nước ta tương đối cao, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân.

Lời khuyên của Bác sĩ về tầm soát ung thư:

- Ung thư vú: Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát từ tuổi 40.

- Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (phết tết bào cổ tử cung). Từ 30 đến 65 tuổi cần làm thêm xét nghiệm HPV. Trên 65 tuổi, không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu các xét nghiệm tầm soát trước đó có kết quả bình thường.

- Ung thư trực tràng: Nên bắt đầu tầm soát thường xuyên từ tuổi 45.

- Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá có nguy cơ rất cao nên thực hiện tầm soát sớm

- Ung thư tuyến tiền liệt: Nên tầm soát bắt đầu từ năm 45 tuổi với nam giới có người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và từ 50 tuổi với nam giới có nguy cơ mắc bệnh trung bình.

- Ung thư buồng trứng: Độ tuổi bắt đầu tầm soát là từ 30 đến 35 tuổi và được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.

Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao như: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia... nên thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn để được bác sĩ tư vấn, theo dõi sức khỏe.

 

Nguồn bài viết: Hoanmysaigonclinic

Đừng bỏ lỡ.
Những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm ADN huyết thống

Những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm ADN huyết thống

25 Thg 4 2024 / Tin tức

Xét nghiệm ADN huyết thống đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan hệ huyết thống như cha - con, mẹ - con, anh chị em ruột,... Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, độ chính xác của xét nghiệm ADN ngày càng được nâng cao, mang đến kết...

Vì sao xét nghiệm huyết thống cho thai nhi có chi phí cao?

Vì sao xét nghiệm huyết thống cho thai nhi có chi phí cao?

22 Thg 4 2024 / Tin tức

Sự ra đời của kỹ thuật xét nghiệm huyết thống cho thai nhi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y khoa, mang đến niềm hy vọng, sự an tâm cho các gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, chi phí cho xét nghiệm huyết thống thai nhi...

Danh mục Blog
Bạn cần tư vấn?
Bạn cần tư vấn?
Hổ trợ 24/7

Đừng ngừng ngại liên hệ chúng tôi, hổ trợ 24/7 từ thứ 2 - thứ 7. Hotline: 0913.203.456 Và 0569.375.375

Social Zalo Zalo Social Gọi điện Gọi điện Social Facebook Facebook Hổ trợ 24/7 Hổ trợ 24/7 Back to top Lên đầu trang